Không chỉ xuất hiện ở Việt Nam, phương thức lừa đảo trên đã được sử dụng tại nhiều nơi trên thế giới. Theo đó, một thiết bị nhỏ với tên gọi skimmer sẽ được gắn đè lên khe đọc thẻ của ATM.
Theo Thebalance, thiết bị này có kích thước lớn hơn nhưng ngoại hình, màu sắc được làm giống với khe đọc thẻ. Do đó nếu không quan sát kỹ, người dùng rất khó có thể nhận biết sự tồn tại của chúng.
![]() |
Các thiết bị skimmer có ngoại hình, màu sắc được làm giống so với khe đọc thẻ thật. Ảnh: RiskEvolves. |
Khi người dùng đưa thẻ vào, thiết bị sẽ chụp và sao chép tất cả các thông tin được in trên thẻ bao gồm dải từ, số thẻ, ngày hết hạn cũng như tên đầy đủ của chủ thẻ.
Như vậy, tội phạm đã lấy được toàn bộ thông tin trên thẻ và nạn nhân không hề hay biết. Từ đó, chúng sẽ tạo ra những chiếc thẻ "nhân bản" (thẻ giả) chứa thông tin thật của chủ tài khoản.
Bên cạnh việc sao chép thông tin để làm thẻ giả, tội phạm cũng sẽ cài một số thiết bị khác để đánh cắp mã PIN đăng nhập tài khoản. Một trong những phương thức được sử dụng nhiều nhất là gắn camera giám sát hoặc dùng bàn phím giả được đặt chồng lên bàn phím thật và ghi lại mọi thao tác của người dùng, bao gồm cả quá trình nhập mã PIN.
Ông Phùng Duy Khương, Giám đốc Khối bán lẻ, hàm Phó tổng giám đốc VietinBank cho biết trước đây, thiết bị đánh cắp thông tin thẻ (Skimming) được gắn vào các cây ATM những ngày trong tuần nên nhân viên ngân hàng có thể phát hiện, xử lý. Nhưng gần đây, các thiết bị gian lận được gắn lên cây ATM vào các ngày nghỉ, gây khó khăn cho việc kiểm soát.
Do đó, người dùng cần chủ động có những biện pháp tự bảo vệ tài khoản cá nhân. Trước khi thực hiện giao dịch tại cây ATM, người dùng nên kiểm tra khe đọc thẻ và bàn phím số, nếu phát hiện các điểm nhô ra bất thường, lỏng lẻo hoặc có gắn băng dính thì nhiều khả năng cây ATM đã bị gắn thiết bị Skimming. Thêm vào đó, khi nhập mã PIN tài khoản, người dùng cần dùng tay che kín lại, tránh bị theo dõi bởi các loại camera giám sát.
![]() |
Người dùng cần chủ động bảo vệ các thông tin trên thẻ cá nhân. |
Hơn nữa, trong các giao dịch thường ngày, chủ thẻ không nên đưa thẻ ATM hoặc thẻ tín dụng cho nhân viên thanh toán khi không kiểm soát quá trình quẹt thẻ. Việc này có thể tạo ra cơ hội cho kẻ gian sao chép thông tin thẻ của bạn.
Đặc biệt đối với thẻ tín dụng, người dùng nên ghi nhớ ba số bảo mật sau thẻ (số CCV) vào một nơi an toàn. Sau đó, chủ thẻ có thể cạo sạch ba số này để phòng rủi ro khi bị mất thẻ, đồng thời hạn chế chia sẻ ảnh chụp thẻ và thông tin thẻ lên mạng xã hội.
Bên cạnh đó, nhiều ngân hàng cũng đưa ra khuyến cáo khách hàng cần giữ bí mật mật khẩu và nên đăng ký dịch vụ thống báo biến động số dư qua SMS Banking để kiểm soát tài khoản, kịp thời ngăn chặn hành vi gian lận.
" alt=""/>Vì sao thẻ nằm trong ví, tài khoản vẫn bốc hơi vài chục triệuCổ phiếu không phải là thứ duy nhất giảm của Facebook. Theo Wall Street Journal, số lượng nhân viên của Facebook cũng đang giảm dần. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy, chỉ một nửa nhân viên Facebook lạc quan về tương lai của công ty, giảm 32% so với năm 2017. Đồng thời, số nhân viên tin vào việc Facebook "làm cho thế giới tốt đẹp hơn" giảm 19%.
Dù Mark Zuckerberg và Sheryl Sandberg phủ nhận những thông tin trong bài viết của New York Times nhưng Facebook vẫn phải đối mặt với chỉ trích từ cộng đồng. Căng thẳng đó thể hiện qua giá cổ phiếu của công ty những ngày qua.
![]() |
Với đà tụt dốc liên tục trong 4 tháng qua, cổ phiếu Facebook quay lại mức giá của 2 năm trước. |
Trên Twitter, cổ phiếu Facebook gặp phải hai luồng ý kiến. Một số người kêu gọi bán phá giá cổ phiếu vì cho rằng mạng xã hội kinh doanh thiếu đạo đức. Tuy vậy, vẫn có ý kiến cho rằng đây là thời điểm tốt để mua cổ phiếu của Facebook.
Scott Stringer, một nhà đầu tư sở hữu 1 tỷ USD cổ phần tại Facebook cho rằng việc Zuckerberg nắm ghế Chủ tịch hội đồng quản trị thực sự là một tai họa cho mạng xã hội này.
"Một công ty có ảnh hưởng lớn như Facebook đòi hỏi sự giám sát chặt chẽ. Điều này chỉ có thể đạt được khi tách biệt giữa vị trí Chủ tịch hội đồng quản trị và Giám đốc điều hành", Stringer nói với Business Insider.
Ngày 15/11, Zuckerber một lần nữa không đồng tình với việc tách hai vị trí chủ tịch và giám đốc điều hành tại Facebook. "Tôi thật sự không nghĩ đề xuất đó là đúng đắn", Zuckerberg nói.
Theo Zing
Ba nước bao gồm Brazil, Latvia và Singapore vừa chính thức yêu cầu Mark Zuckerberg, ông chủ của Facebook ra điều trần trước quốc hội về các vấn đề liên quan đến những thông tin sai lệch trên mạng xã hội này.
" alt=""/>Facebook đang rơi vào tình trạng thê thảm nhất trong 2 năm quaTừ trước đến nay Huawei vốn được chính phủ Mỹ giám sát chặt chẽ do nghi vấn về những rủi ro an ninh mạng tiềm ẩn từ mối liên hệ ngầm với Trung Quốc. Với sự thừa nhận công khai của Facebook, việc Huawei theo dõi được các tài khoản người dân Mỹ dẫn đến sự vào cuộc của chính phủ nước này.
Theo chia sẻ của đại diện Facebook với tờ New York Times, Huawei đã sử dụng quyền truy cập mà Facebook cung cấp để đưa ứng dụng vào thiết bị của người dùng, giúp họ có thể xem tất cả tin nhắn và tài khoản mạng xã hội cùng lúc.
Tuy nhiên, người phát ngôn của Facebook nói rằng dữ liệu người dùng không được gửi đến máy chủ của Huawei. Theo đó, Huawei đã làm việc với Facebook để các dịch vụ của mạng xã hội này có thể thuận tiện hơn cho người dùng. Huawei chưa bao giờ thu thập hoặc lưu trữ bất kỳ dữ liệu người dùng Facebook nào, đại diện mạng xã hội này chia sẻ.
Facebook cho rằng hành động của Huawei tương tự các công ty công nghệ lớn khác đang làm. BlackBerry và Samsung đã tích hợp các tính năng phổ biến như nút Like và sử dụng quyền truy cập Facebook trên các thiết bị của họ.
Sở dĩ vấn đề thu hút sự quan tâm chú ý đặc biệt của Mỹ bởi chính phủ nước này cho rằng Huawei có quan hệ mật thiết với chính phủ Trung Quốc.
Vào năm 2012, Ủy ban Tình báo Hoa Kỳ đã nêu tên Huawei và ZTE như những rủi ro nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến an ninh quốc gia. Chính phủ Mỹ cho rằng thiết bị của hai nhà sản xuất này có khả năng do thám công dân Mỹ và gửi thông tin về Trung Quốc. Huawei cũng đang bị Bộ Tư pháp Mỹ điều tra do có khả năng vi phạm các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran.
Người sáng lập Huawei, ông Ren Zhengfei vốn là một cữu kỹ sư trong Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc. Ông gia nhập vào Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 1978, 10 năm sau đó, Ren Zhengfei bắt đầu thành lập Huawei.
Người sáng lập Huawei từng lên tiếng phủ nhận lại các cáo buộc, tuy nhiên cơ quan tình báo Mỹ vẫn rất thận trọng với nhà sản xuất này. Hồi tháng 2 năm ngoái, người đứng đầu FBI, CIA và NSA từng khuyến cáo công dân Hoa Kỳ không nên sử dụng các sản phẩm điện thoại của Huawei.
Việc Facebook cho phép Huawei truy cập vào dữ liệu người dùng cũng khiến các thượng nghị sỹ Mỹ tỏ ra lo ngại. Vấn đề mà các thượng nghị sỹ quan tâm là khi truy cập vào dữ liệu, chúng có bị gửi đến máy chủ đặt tại Trung Quốc hay không. Nghị sỹ Marco Rubio thậm chí còn gửi thư cho Alphabet để hỏi xem liệu Google có bán dữ liệu người dùng của mình cho các công ty Trung Quốc giống như Facebook.
Trong một bài phát biểu, Phó chủ tịch quan hệ đối tác mảng di động của Facebook - ông Francisco Valera cho rằng mối quan hệ với những công ty như Huawei, Lenovo, Oppo hay TCL đã được kiểm soát ngay từ đầu. Facebook đã chấp nhận các dịch vụ mà những công ty này đưa ra bằng cách sử dụng dữ liệu người dùng, Francisco Valera cho biết.
Tuấn Nghĩa - Lê Bích Thủy - Ngọc Ánh (Theo TheVerge)
" alt=""/>Vì sao Mỹ lo ngại việc Facebook lén chia sẻ dữ liệu người dùng cho Huawei?